Bỏ túi 6 biện pháp chữa hăm tã tự nhiên, an toàn cho trẻ

Hăm tã là hiện tượng khá phổ biến và dễ dàng nhận diện ở trẻ em, đặc biệt trẻ dưới một tuổi. Dưới đây là một số biện pháp chữa hăm tã tự nhiên mà rất an toàn, hiệu quả.

1. Giấm

Nước tiểu chứa nhiều kiềm và có thể gây bỏng làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, gây hăm, phát ban. Để cân bằng độ pH, giấm có thể điều trị.

Cách làm: cho nửa chén giấm vào chậu nước, ngâm tã vải vào dung dịch này. Điều đó sẽ ngăn ngừa xà phòng hay nước tiểu tích tụ vào tã. Ngoài ra, bạn có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào một cốc nước. Sử dụng dung dịch này để lau cho em bé khi thay tã, nó sẽ giúp da bé kháng nấm.

2. Bột nở (baking soda)

Theo Webmd, baking soda cũng có công dụng điều trị hăm tã. Hòa tan một muỗng baking soda trong khoảng 4 ly nước. Mỗi lần thay tã cho bé, bạn rửa vết hăm với hỗn hợp này. Sử dụng một chiếc khăn khô để lau nhẹ da trước khi thay tã mới.

3. Bột yến mạch

Hàm lượng protein cao trong bột yến mạch giúp làm dịu làn da nhạy cảm và bảo quản hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Nó cũng chứa hợp chất hóa học saponin, giúp loại bỏ các loại dầu và bụi bẩn từ lỗ chân lông trên da.

Cách làm:

- Thêm một muỗng canh bột yến mạch khô vào nước tắm.

- Ngâm bé trong nước khoảng 10-15 phút. Sau đó tắm lại cho bé.

- Thực hiện 2 lần/ngày để chữa hăm tã.

4. Dầu dừa

Đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn của dầu dừa có thể điều trị hăm tã hiệu quả. Nó cũng có tác dụng làm dịu và chữa lành vết thương trên da bé.

Cách làm: bôi nhẹ dầu dừa lên vùng hăm tã nhiều lần trong ngày. Bạn cũng có thể thêm một vài muỗng canh dầu dừa vào nước tắm của bé để dưỡng ẩm. Nó sẽ tiêu diệt các loại nấm men gây hăm tã như Candida.

5. Sữa mẹ

Giúp chống nhiễm trùng và làm dịu da, sữa mẹ là cách tốt nhất và ít tốn kém nhất để chữa hăm tã. Ngoài ra, sữa mẹ không gây nguy cơ dị ứng.

Cách làm: Bạn chỉ cần chà một vài giọt sữa mẹ trên vùng da bị hăm thường xuyên và để da khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

6. Dầu chuối

Nhiều chuyên gia y tế khuyên bạn nên sử dụng dầu chuối để giảm đau cho bé khi bị hăm tã. Cách làm: bôi dầu chuối trực tiếp lên da bé trước khi thay tã mới.

Những điều cần tránh

- Không sử dụng bất kỳ loại xà phòng nào để rửa vùng da bị hăm.

- Không sử dụng giấy ướt có chứa propylene glycol để làm sạch da vì nó sẽ kích ứng da và lây lan vi khuẩn.

- Không sử dụng thuốc điều trị nấm men của người lớn để bôi cho trẻ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

- Không sử dụng phấn rôm cho trẻ khi da đã bị phát ban. Phấn rôm có thể tích tụ ở các nếp gấp da và giữ ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan.

Bài viết cùng chuyên mục

CÔNG TY CỔ PHẦN XNK Ý NGUYÊN
Địa chỉ: Tổ 35 - Khu 4 - Phường Cao Thắng - Thành Phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 0866.034.558
Email: xnk.y.nguyen@gmail.com
MST: 570 184 9778
Website: yiyingvietnam.com